Phân loại đông trùng hạ thảo

gia-ban-dong-trung-ha-thao-dia-chi-mua-uy-tin-chat-luong-nhat-thi-truong

Để có thể phân biệt rõ ràng đông trùng hạ thảo và chọn mua đúng loại phù hợp hiện có trên thị trường, bạn cần phải xem kỹ liệu đông trùng hạ thảo có mấy loại dưới đây.

Phân loại theo nguồn gốc

  • Tự nhiên: Đây là loại DTHT quý và hiếm, có giá trị dinh dưỡng và sinh học cao nhất, chỉ xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao trên 4000m (so với mặt nước biển), khí hậu trong lành như vùng Thanh Hải (Tây Tạng) hay vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc). Thông thường loại dược thảo này có giá thành rất đắt vì nguồn hàng khan hiếm, chỉ xuất hiện 1 lần trong năm (mùa hè), thu hoạch khó khăn. Giá đông trùng hạ thảo loài Cordyceps Sinensis trong tự nhiên vào khoảng 15-20 triệu cho một gam.
  • Nhân tạo: Các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam hiện tại đã nuôi cấy thành công DTHT, dựa trên cơ thể ấu trùng (sâu, nhộng) hoặc trên cơ chất từ đậu xanh, gạo lứt (đế sinh khối)….Loại được nuôi trồng phổ biến ở Việt Nam là Cordyceps Militaris và Cordyceps Takaomontana.

Phân loại theo chế phẩm (hình thái)

  • Nguyên con: Đây là sản phẩm thuần túy nhất của nấm đông trùng hạ thảo vì nó còn giữ được nguyên hình dạng khi nấm ký sinh trên sâu ấu trùng. Do đó, người mua sẽ thấy có 1 con sâu non và 1 mầm (nấm
  • dài, mọc thẳng trên đầu con sâu. Giá trị thường cao nhất và cũng đắt tiền nhất.
  • Dạng nước: Loại này đã trải qua quá trình chế biến, thường được đóng gói hoặc đóng thành chai nhỏ dưới dạng dung dịch nước cho dễ bảo quản và sử dụng. Loại này chiết xuất dược chất từ quả thể của đông trùng hạ thảo, để làm thành dạng nước mang các thành phần tinh túy nhất. Tùy vào đơn vị sản xuất nuôi trồng, sẽ cho tỉ lệ dưỡng chất trong nước có giá trị cao hay thấp.
  • Dạng viên nang: Loại này cũng trải qua quá trình chế biến và chính nhà sản xuất chiết xuất các hoạt chất quan trọng hoặc nghiền thành bột. Sau đó, cho vào các viên con nhộng với tỉ lệ nhất định, giúp khách hàng sử dụng và bảo quản dễ dàng.
  • Dạng bột: Thành phần dinh dưỡng của dạng bột đông trùng hạ thảo vẫn giữ nguyên và không trải qua quá trình chế biến nào cả. Thông thường, nhà sản xuất sẽ nghiền bột bằng thủ công hoặc máy móc. Người mua có thể dùng bột để pha trà, thêm vào món ăn hoặc pha cùng mật ong để dùng trực tiếp. Loại này thường pha trộn chung với các loại bột khác, nên cần tìm đơn vị uy tín, để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
  • Dạng túi lọc: Nhà sản xuất sẽ chế biến trùng thảo thành các dạng túi lọc, để pha trà uống. Dưỡng chất chỉ tiết ra nước khi pha với nước nóng, còn phần bã không dùng được. Đối với dạng này, thường người dùng không thể hấp thụ hết dưỡng chất tiết ra từ túi lọc, cũng như rất kén đối tượng sử dụng nếu không hợp mùi.

Phân loại theo cách chế biến

Ngoài các cách trên, người mua có thể phân loại DTHT theo các phương pháp chế biến phổ biến nhất dưới đây: Rượu đông trùng hạ thảo (Ngâm nhân sâm, Ngâm kỷ tử, Ngâm lộc nhung, Ngâm ba kích tím), Trà đông trùng hạ thảo nguyên chất hoặc kết hợp cùng cam thảo, mật ong, táo đỏ và kỷ tử…

Phân loại theo trạng thái

  • Dạng tươi: Đông trùng nguyên con, vừa mới khai thác được 1 tháng trở lại, sẽ đảm bảo gần như tối đa các dưỡng chất quan trọng và phải được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C, trước khi sử dụng.
  • Dạng khô: Đông trùng nguyên con, được làm sạch, phơi khô và có thể dùng trong thời gian dài. Hàm lượng dược chất hoàn toàn không bằng so với dạng tươi.
0